Thông tin
Những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất, những thông tin thú vị nhất sẽ được HONEYBOY cập nhật liên tục.
Quy trình sản xuất
Với tâm huyết muốn đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng, mỗi một sản phẩm Honeyboy trước khi đến được tay người tiêu dùng đều phải trải qua quy trình sản xuất và kiểm soát nghiêm ngặt.
Giới thiệu chung
HONEYBOY là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ ong mật với chất lượng hàng đầu Việt Nam.
Chính thức thành lập từ tháng 2/2012. Công ty cổ phần HONEYBOY đi lên từ một gia đình có nghề nuôi ong truyền thống lâu đời tại Bà Rịa- Vũng Tàu, chuyên cung cấp mật ong thô cho các nhà thu mua trong nước để xuất khẩu.
Với tâm huyết muốn đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng, một thương hiệu đáng tin cậy và muốn đưa mật ong của Việt Nam ra thị trường quốc tế, quyết tâm mở rộng sản xuất kinh doanh và công ty Cổ Phần HONEYBOY ra đời.
Hãy yên tâm khi bạn thấy chai mật ong đang sử dụng bị kết tủa những tinh thể màu trắng đục tại bất kỳ vị trí nào trong chai vì đó là tính chất tự nhiên của mật ong.
* Mật ong tự nhiên (không xử lý bằng hoá chất hay pha trộn) sẽ có các đặc tính sau:
1/ Kết tinh theo thời gian và ở nhiệt độ thấp (trong ngăn mát tủ lạnh)
2/ Bị đậm màu theo thời gian
* Mật ong nào dễ bị kết tinh?
1/ Mật ong càng sánh đặc càng dễ kết tinh.
2/ Môt số loài cây cho mật với tỉ lệ chất ngọt tự nhiên Fructose/Glucose dưới 1.1 sẽ dễ kết tinh (đường mía là Sucroza)
* Tại sao mật ong rừng bạn mua đâu đó không bị kết tinh?
1/ Lý do chủ yếu là mật rừng thường loãng và đã bị lên men sau khi dự trữ khoảng 2 hoặc 3 tuần (mật thường có hậu chua và sủi bọt tăm)
2/ Tuỳ thuộc vào loại cây mà một số mật không kết tinh (như đã nêu trên)
* HÃY CÙNG NHAU LÀM MỘT THÍ NGHIỆM NHỎ:
Nấu một hủ đường mía thật đặc giống mật ong sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn sẽ không bao giờ thấy nó kết tinh vì tính chất kết tinh (lắng đường) là tính chất của mật ong chứ không phải của đường.
"Honeyboy - Sản phẩm tốt luôn bắt nguồn từ sự đam mê và lòng chân thành"
I. Phân loại:
- Đường đơn (Monosaccharides) : Glucose, galactose, fructose (có trong mật ong)
- Đường đôi (Disaccharides) : Sucrose (đường mía), lactose (đường sữa), maltose (đường mạch nha), trehalose
- Đường tổng hợp (Polyols) : Sorbitol, mannitol
- Đường khử là các đường chứa nhóm aldehyde (-CHO) hoặc ketone (-CO) như glucose ,fructose, arabinose , maltose , lactose. Sucrose (đường mía), trehalose không phải đường khử.
II. Định Nghĩa:
1. Đường đơn (Monosaccharides):
- Fructose (còn gọi là đường fructô, đường trái cây hay đường hoa quả) : là một monosaccharide ketonic đơn giản tìm thấy trong nhiều loài thực vật, nơi nó thường được liên kết với glucose để tạo thành các disaccharide sucrose. Nó là một trong ba monosacarit dùng cho ăn kiêng: cùng với glucose và galactose, fructose được hấp thu trực tiếp vào máu trong quá trình tiêu hóa. Fructose tinh khiết và khô là chất rắn kết tinh rất ngọt, màu trắng, không mùi và là loại đường tan trong nước tốt nhất. Fructose được tìm thấy trong mật ong, cây và trái của cây nho, hoa, quả, và hầu hết các loại rau củ.
- Glucose là một loại đường đơn giản (monosaccarit), và cũng là một gluxit(cacbonhydrat) tiêu biểu. Tên "glucose" đến từ ngôn ngữ Hy Lạp, chữ "glu" nghĩa là rượu nho ngọt, nước nho; còn đuôi "ose" nhằm thể hiện sự phân loại chất trong hóa học (đuôi "ose" biểu thị cho các chất cacbohydrat). Nó là đường hexose do cấu trúc phân tử mang 6 cacbon. Glucose có cấu tạo phân tử: C6H12O6 có 2 dạng là mạch vòng và mạch hở. Nhưng trong thực tế glucose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, có 2 loại là α-Glucose và β-Glucose. Glucose có vai trò sinh học quan trọng đối với sinh vật, và vô cùng gần gũi với đời sống con người.
- Galactose (đôi khi được viết tắt là Gal) , là một đường monosaccharideít ngọt hơn glucose và fructose. Nó là một đồng phân C-4 của glucose. Galactan là một polymeric dạng galactose tìm thấy trong hemicellulose. Galactan có thể tạo ra galactose bằng cách thủy phân. Galactose được tìm thấy trong các sản phẩm sữa, củ cải đường, các gôm và chất nhầy khác. Nó cũng được tổng hợp bởi cơ thể, nơi hình thành một phần của glycolipid và glycoprotein trong một số mô; và là một sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất ethanol thế hệ thứ ba (từ rong biển).
2. Đường đôi (Disaccharides):
- Lactose (còn gọi là lactoza, đường sữa) : là một đường được chủ yếu tìm thấy trong sữa, chiếm khoảng 2-8% về khối lượng. Cái tên có nguồn gốc từ Latin, có nghĩa là sữa, cộng thêm đuôi -oza dùng để đặt tên đường. Tên hệ thống của nó là β-D-galactopiranozyl-(1↔4)β-D-glucopiranozơ.
- Maltose (còn gọi là đường mạch nha): Thành phần đường trong mạch nha là đường maltose, gồm 2 phân tử gluco nối với nhau. Thành phần chủ yếu của nguyên liệu là tinh bột. Tinh bột là một đại phân tử gồm hàng triệu, triệu phân tử gluco hợp lại với nhau. Trong lúc đó, mạch nha là đường maltose. Maltose chỉ 2 phân tủ nối với nhau. Vì vậy, muốn biến tinh bột thành đường mạch nha người ta thực hiện việc cắt mạch tinh bột thành từng cặp gồm 2 phân tử glucose với nhau (bằng phương pháp lên men). Như vậy sẽ có đường mạch nha.
- Đường Sucrose (còn được gọi Sucroza, saccarôzơ, saccharose) là một disacarit (glucose + fructose) với công thức phân tử C12H22O11. Nó còn có một tên khác là là α-D-glucopyranozyl-(1→2)-β-D-fructofuranozit (kết thúc bằng "ozit" vì nó không phải là đường khử). Nó được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong khẩu phần dinh dưỡng của con người và vì nó được hình thành trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác, ví dụ như động vật.
Sucroza còn được gọi với nhiều tên như đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường mía (đường trong thân cây mía), đường phèn (đường ở dạng kết tinh), đường củ cải (đường trong củ cải đường), đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt) hay một cách đơn giản là đường.
- Trehalose (còn gọi là mycose hoặc tremalose) là một disaccharide liên kết alpha tự nhiên được hình thành bởi một liên kết α, α-1,1-glucoside giữa hai đơn vị α-glucose. Nó có thể được tổng hợp bởi vi khuẩn[5], nấm, thực vật, động vật không xương sống. Nó liên quan đến bệnh thâm nước - khả năng chịu đựng của thực vật và động vật trong thời gian dài khô. Nó có khả năng giữ nước cao, và được sử dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm.
3. Đường tổng hợp:
- Manitol: là một polyol hoặc rượu đường, có nghĩa là nó có nguồn gốc từ một đường bằng cách giảm. Nó tương tự như trong cấu trúc hóa học polyols xylitol và sorbitol. Thường xuyên được sử dụng bởi các bệnh nhân tiểu đường để thay thế đường.Manitol có hậu vị mát (có nghĩa là nó hấp thụ nhiệt và trở nên lạnh khi nó hòa tan). Nó thường được thêm vào như là một chất tạo ngọt trong kẹo cao su, thường được dùng để phủ lớp ngoài cho kẹo cao su để đảm bảo kẹo cao su sẽ không dính vào thiết bị sản xuất và giấy gói. Manitol cũng được sử dụng tạo lớp vỏ vị sô-cô-la cho kem và kẹo ở nhiệt độ nóng chảy cao (165-169oC). Hương vị dễ chịu, ổn định và khả năng giữ lại màu sắc của nó ở nhiệt độ cao là các tính chất lý tưởng để sử dụng manitol trong thực phẩm.
- Sorbitol: thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt, được phép sử dụng trong thực phẩm. Ngoài ra còn có tác dụng tạo độ bóng và giữ độ ẩm cho thực phẩm. Sorbitol có một hương vị ngọt mát và có vị ngọt giống 60% so với đường mía (đường Saccharose). Nó có thể được cho thêm vào trong bánh kẹo, thực phẩm và bánh sôcôla để tránh thực phẩm bị khô và cứng bằng độ ẩm của nó và khả năng ổn định tốt. Mặt khác nó có thể giữ được hương thơm và không bị bay hơi.
Theo Đông y, nghệ vàng có tên là khương hoàng, nghệ đen là nga truật. Cả hai đều có vị cay, đắng, tính ấm.
Nghệ vàng
Nghệ vàng chứa chất curcumin với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa rất tốt.
– Trị trướng bụng, đau bụng, trị viêm gan virut cấp tính
- Dùng cho phụ nữ sau khi sinh
- Dùng trị mụn, trị thâm, nám da, làm đẹp cho phụ nữ
– Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị.
Nghệ đen: 82,6% tinh bột, 1%-1,5% tinh dầu, giàu curcumin, carbonhydrat, carotein, chất xơ, sắt, kali, magie và vitamin A.
- Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, nấm mãn tính đường ruột.
- Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết.
- Hỗ trợ điều trị các chứng đau bụng kinh, kinh không đều ở chị em phụ nữ.
- Hỗ trợ phục hồi da bị thương tổn, xua tan các vết bầm tím trên da.
* Nên chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng?
Theo nhiều nghiên cứu nghệ đen có tính phá huyết cực mạnh nên chống chỉ định với bệnh nhân viêm loét dạ dày.
Bạn hãy dùng nghệ vàng kết hợp cùng mật ong để chữa trị căn bệnh dạ dày nhé.
Mật ong và đường có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Hãy cũng Honeyboy tìm hiểu nhé, để biết tại sao mật ong tốt cho sức khỏe còn đường thì không.
Cả đường và mật ong đều chứa glucose và fructose. Tuy nhiên, đối với đường, trong quá trình sản xuất, các axit hữu cơ, protein, nitơ, các enzyme và vitamin trong cây mía bị phá hủy. Trong khi mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên, chứa chất chống oxy hóa có lợi và đặc tính kháng khuẩn mà đường trắng tinh luyện không có.
Dưới đây là ba phân tích cơ bản về thành phần dinh dưỡng có trong mật ong, giúp bạn phần nào hiểu được lợi ích của việc ăn mật ong cho sức khỏe :
+ Một thìa đường ăn chứa 46 calo, trong khi một muỗng canh mật ong tự nhiên có 64 calo. Mặc dù mật ong chứa nhiều calo hơn, nhưng thực tế chúng ta sử dụng nó ít hơn vì mật ong ngọt hơn đường tinh luyện. Kết quả là, bạn có thể tiêu thụ thậm chí ít hơn lượng calo khi dùng đường. Và về lâu dài, dù mật ong tốn kém hơn nhưng do sử dụng ít, nó có thể kinh tế hơn là khi bạn sử dụng đường ăn.
+ Đường ăn là sucrose, được tạo thành từ hai phân tử liên kết với nhau. Khi chúng ta ăn đường ăn, dạ dày của chúng ta phải sử dụng enzyme để tách các phân tử trước khi chúng ta có thể sử dụng phần năng lượng do đường cung cấp. Mật ong thì khác, những chú ong đã thêm một enzyme đặc biệt vào các mật hoa, chia sucrose thành glucose và fructose - hai loại đường đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ trực tiếp.
+ Không giống như mật ong, đường ăn thiếu chất khoáng và vitamin (vì thế calo trong đường tinh luyện thường được gọi là calo rỗng), chúng chuyển hóa vào cơ thể cùng với các chất dinh dưỡng. Khi các chất dinh dưỡng được sử dụng hết, quá trình chuyển hóa cholesterol và axit béo không mong muốn bị cản trở, làm hàm lượng cholesterol và axit béo trong cơ thể cao hơn, thúc đẩy bệnh béo phì. Đó là lý do tại sao đường ăn thường không được sử dụng cho những người béo bị suy dinh dưỡng và nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe khác. Vì vậy, nếu bạn đang xem xét cân nặng của mình, mật ong sẽ là một sự lựa chọn thông minh hơn so với đường. Bên cạnh sự khác biệt về dinh dưỡng, mình cảm thấy đường trắng không bao giờ có thể cạnh tranh với mật ong trong hương vị. Mặc dù cả hai đều là chất tạo ngọt, mật ong có những hương vị rất độc đáo, rất hữu ích và vượt trội trong việc chế biến nhiều loại thực phẩm và đồ uống.
Nên dùng hết mật ong trong vòng 2 năm kể từ ngày khai thác: Nhiều người nói mật ong để càng lâu càng tốt, thậm chí để bao lâu cũng được. Đấy là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, mật ong là thực phẩm, để quá lâu, hình thức có vẻ vẫn ổn, nhưng lượng dinh dưỡng đã bị phân hủy đi nhiều rồi. Tốt nhất các bạn nên sử dụng hết mật ong trong vòng 2 năm mà thôi.
*Lựa chọn chai - lọ để đựng mật ong sao cho tốt?
+ Thủy tinh: Thủy Tinh là dụng cụ đựng mật ong tốt nhất, vì tính thẩm mĩ, độ sạch, và tất nhiên là thói quen sử dụng của nhiều người nữa. Thủy Tinh ra đời trước khi nhựa Plastic được phát minh, nhân loại trải qua hàng trăm năm đựng mật ong trong bình/hũ thủy tinh nên nghiễm nhiên coi rằng “mật ong phải đựng hũ thủy tinh”
+ Nhựa plastic: Nếu các bạn có những chai/lọ/bình bằng nhựa Plastic đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sạch sẽ, không màu, không mùi thì rất tốt để đựng mật ong. Các nhà sản xuất mật ong của Phương Tây (nơi yêu cầu về an toàn thực phẩm cực kì khắt khe), đa phần mật ong thương mại được đựng trong những lọ/chai nhựa vì dễ vận chuyển, không sợ vỡ, và vẫn an toàn cho mật ong. Chỉ những nhãn hàng cao cấp, hoặc những sản phẩm mật ong có giá trị cao, họ mới đựng trong những bình/hũ thủy tinh mà thôi.
==> Nếu để mang tặng, biếu, hoặc trình bày đẹp, thì bình/hũ Thủy Tinh là lựa chọn hàng đầu. Còn sử dụng trong gia đình, các bà nội trợ lại thường dùng chai nhựa Plastic, rất dễ bảo quản, không sợ bị rơi vỡ! Nếu đem so sánh 1 chai mật đựng trong hũ thủy tinh và 1 chai nhựa, sau 12 tháng bảo quản , chúng hoàn toàn giống nhau về chất lượng, mùi vị, màu sắc. Mà đựng trong chai nhựa, nếu mật bị kết tinh, đóng đường thì rất dễ để cắt vỏ, lấy mật ra.
* Bảo quản mật ong tốt nhất
- Chỗ tối, râm mát, nhiệt độ lý tưởng là từ 21 -> 26 độ C.
- Không được đặt mật ong nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, mật sẽ nhanh đổi màu, biến chất, lên men và bị chua nếu để dưới ánh sáng mặt trời 1 thời gian dài/nóng.
- Không nên đặt hẳn chai mật xuống nền nhà, nền gạch, nền đất. Đặc biệt ở miền Bắc, qua 1 mùa đông, nếu để mật sát đất, rất dễ & nhanh bị đóng đường/kết tinh.
- Cất giữ mật ong ở những giá, kệ tủ bếp là nơi lý tưởng. Không được đặt sát bếp gas, bếp từ, nơi các nguồn nhiệt cao.
- Tuyệt đối không đặt mật ong trong tủ lạnh! Nếu để ngăn mát, hầu hết các loại mật sẽ bị kết tinh/đóng đường.
Hỏi: Ở Việt Nam có những loại mật ong nào? Làm sao để nhận biết được các loại mật ong?
Trả lời:
Việt Nam là đất nước nhiệt đới, được thiên nhiên ban tặng khí hậu thích hợp để thực vật phát triển phong phú và đa dạng, đặc biệt đối với loại trái cây nhiệt đới như nhãn, vải, chôm chôm, táo... tạo điều kiện để người nuôi ong có nguồn cung cấp mật hoa chất lượng thơm ngon đặc trưng. Bên cạnh đó, đóng góp lượng mật ong không nhỏ vào tổng sản lượng mật ong phải kể đến nguồn mật từ các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, bạch đàn, tràm, sú vẹt,… cũng rất thơm ngon và mang hương vị đặc trưng riêng. Để khách hàng có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn đối với các loại mật ong hiện có trên thị trường Việt Nam, Honeyboy đã tổng hợp cách nhận biết cảm quan về các loại mật ong theo bảng dưới đây:
Loại mật ong |
Màu sắc |
Mùi vị |
Trạng thái |
1 |
2 |
3 |
4 |
Mật ong đơn hoa |
|||
Mật ong hoa nhãn |
Vàng nhạt |
Rất đặc trưng hoa nhãn ngọt sắc |
Lỏng-sánh, trong |
Mật ong hoa vải |
Vàng chanh |
Rất đặc trưng hoa vải, ngọt nhẹ |
Lỏng-sánh, trong |
Mật ong hoa bạch đàn |
Nâu đỏ |
Đặc trưng như mùi nếp lên men, ngọt nhẹ |
Lỏng-sánh, trong |
Mật ong hoa táo |
Từ vàng đến nâu sẫm |
Đặc trưng hoa táo, ngọt nhẹ |
Lỏng-sánh, trong |
Mật ong hoa chôm chôm |
Từ vàng nhạt đến vàng sẫm |
Thơm gần giống hoa vải, ngọt khé |
Lỏng-sánh, trong |
Mật ong hoa bạc hà |
Vàng chanh |
Rất đặc trưng hoa bạc hà, khé |
Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng mỡ |
Mật ong hoa cỏ lào |
Vàng nhạt đến vàng sẫm |
Thơm sắc, ngọt khé |
Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng xốp |
Mật ong hoa tràm |
Vàng đậm đến nâu đen |
Đặc trưng của hoa tràm ngọt nhẹ |
Lỏng-sánh, không trong |
Mật ong hoa sú vẹt |
Vàng sánh đến vàng chanh |
ít thơm ngọt nhẹ |
Lỏng-sánh, trong |
Mật ong đa hoa |
|||
Mật ong vải, nhãn |
Từ vàng sáng đến vàng nâu |
Đặc trưng của cả hoa nhãn và hoa vải, ngọt nhẹ |
Lỏng-sánh, trong |
Mật ong café chôm chôm |
Từ vàng sáng đến vàng sẫm |
Đặc trưng của hoa café và chôm chôm ngọt sắc |
|
Mật ong hoa rừng |
Từ vàng sáng đến sẫm nâu |
Thơm hắc |
Lỏng-sánh, trong |
Mật ong dịch lá |
|||
Mật ong cao su |
Từ vàng sáng đến vàng nâu |
ít thơm, ngọt nhẹ |
Lỏng-sánh, trong hoặc không trong kết tinh dạng xốp |
Mật ong hỗn hợp |
Từ vàng sáng đến vàng sẫm |
Hỗn hợp các loại hoa, từ ngọt nhẹ đến ngọt khé |
Lỏng-sánh, trong hoặc không trong kết tinh dạng mỡ hoặc dạng xốp |
(Nguồn: TCVN 5267-1990)
HỎI: Mật ong thô khác mật ong thiên nhiên như thế nào? Chất lượng mật ong thô có tốt không?
TRẢ LỜI:
BẢNG PHÂN BIỆT MẬT ONG THÔ – MẬT ONG THIÊN NHIÊN | ||||
STT | TIÊU CHÍ | MẬT ONG THÔ | MẬT ONG THIÊN NHIÊN | Ghi chú |
1 | Hình ảnh | |||
2 | Chất lượng | Chất lượng tương đương, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của sở y tế | Giấy chứng nhận do Sở Y Tế cấp | |
3 | Mùi vị | Mùi hương hoa đặc trưng | Hương thơm nhẹ | Tùy theo loại hoa mà ong hút mật |
4 | Giá | Giá tiết kiệm | Giá tốt | - |
5 | Thời gian sử dụng tốt nhất | Dưới 1 năm | Dưới 2 năm | Mật ong không bị hư, tuy nhiên để lâu hàm lượng dinh dưỡng sẽ dần mất đi |
6 | Hàm lượng nước tự nhiên trong mật ong | Dưới 23% | Dưới 21% | Hàm lượng nước càng thấp giúp ngăn chặn sự lên men của vi sinh vật |
7 | Qui trình lọc lược tạp chất | Lọc thô | Lọc tinh | Tạp chất là hạt phấn hoa nhỏ li ti, xác ong non,… |
8 | Đối tượng sử dụng | Người lớn | Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn | Tùy theo đối tượng để sử dụng hiệu quả |
9 | Sử dụng |
Dùng làm gia vị trong nấu ăn, Pha trà, nước trái cây, bồi bổ sức khỏe, trị bệnh |
- | |
10 | Bao bì | Chai nhựa dễ vận chuyển, tiện lợi cho các bà nội trợ | Thủy tinh đẹp sang trọng dùng để làm quà biếu tặng | Chai nhựa, chai thủy tinh đảm bảo an toàn phù hợp chứa đựng thực phẩm |