Thông tin

Những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất, những thông tin thú vị nhất sẽ được HONEYBOY cập nhật liên tục.

Quy trình sản xuất

Với tâm huyết muốn đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng, mỗi một sản phẩm Honeyboy trước khi đến được tay người tiêu dùng đều phải trải qua quy trình sản xuất và kiểm soát nghiêm ngặt.

Giới thiệu chung

HONEYBOY là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ ong mật với chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Chính thức thành lập từ tháng 2/2012. Công ty cổ phần HONEYBOY đi lên từ một gia đình có nghề nuôi ong truyền thống lâu đời tại Bà Rịa- Vũng Tàu, chuyên cung cấp mật ong thô cho các nhà thu mua trong nước để xuất khẩu.

Với tâm huyết muốn đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng, một thương hiệu đáng tin cậy và muốn đưa mật ong của Việt Nam ra thị trường quốc tế, quyết tâm mở rộng sản xuất kinh doanh và công ty Cổ Phần HONEYBOY ra đời.

Tổ chức đời sống của ong mật

Ong sống trong xã hội trật tự được phân công công việc rõ ràng và tổ chức vô cùng nghiêm khắc. Là loài côn trùng có sức mạnh đoàn kết lớn. Trong một tổ ong luôn có 3 loại ong được phân công việc khác nhau: Ong Chúa, Ong Thợ, Ong Đực.

1.Ong Chúa

Là ong cái duy nhất trong đàn ong làm nhiệm vụ sinh sản, là trung tâm lãnh đạo tối cao trong việc sắp xếp tất cả các công việc trong đàn của mình. Ong Chúa sống trong một khu riêng do Ong Thợ xây dựng. Ong Chúa là con ong lớn nhất trong tổ, dài và to hơn các ong đực, có cuộc sống kéo dài khoảng từ 3 đến 5 năm.

2.Ong Đực

Trong đàn ong, Ong Đực chỉ chiếm 1-2%, to hơn Ong Thợ một chút, không có vòi tiêm nọc, cũng không có túi đựng phấn hoa, nhiệm vụ duy nhất của nó là giao phối với Ong Chúa. Tuy nhiên những con ong Đực này chỉ giao phối với nhũng con ong chúa ở tổ khác chứ không phải tổ của mình. Ong đực chỉ có trong mùa hè và phải nhờ sự nuôi nấng của ong thợ vì lưỡi hút của chúng rất ngắn không thể tự nuôi thân. “Hôn nhân” diễn ra trên không trung, những con nào bay nhanh và khỏe mới được giao phối với Ong Chúa. Sau khi giao phối Ong Đực sẽ bị chết, đời sống của Ong Đực bình quân kéo dài 3 tháng. Bầy ong chỉ cho Ong Đực sống trong tổ đến mùa thu, sau đó sẽ đuổi đi hoặc Ong Thợ sẽ giết chết Ong Đực để tiết kiệm thức ăn trong mùa đông cho đàn ong. Nói tóm lại, Ong Đực có một cuộc sống bi thương trong bầy đàn. Chỉ được coi là công cụ để duy trì nòi giống.

3.Ong Thợ

Chiếm khoảng trên 98% số lượng trong đàn, ngoại hình nhỏ nhất, là ong cái nhưng không thể đẻ trứng, chỉ có trong trường hợp đặc biệt mới có thể đẻ trứng. Ong Thợ chiếm số lượng cá thể đông nhất trong đàn. Nhiệm vụ của nó là ra ngoài tìm phấn hoa và hút mật, chăm sóc ấu trùng do Ong Chúa đẻ ra. Xây tổ và chăm sóc Ong Chúa. Đồng thời còn kiêm nhiệm chức giữ gìn trật tự và luật lệ trong bầy.

Tuổi thọ của Ong Thợ thường kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Cùng với sự sinh ra rồi trưởng thành theo quy luật thì các công việc của chúng được sắp xếp và tuân thủ một cách nghiêm túc theo các quy tắc. Sự phân công công việc căn cứ vào ngày sinh của chúng, gọi là “phân công công việc theo ngày tuổi”. Những con Ong Thợ sau khi sinh 3 ngày thì cơ thế chưa hoàn toàn trưởng thành. Chỉ có thể phụ trách các công việc nhẹ nhàng, thời gian từ 4 ngày đến 9 ngày tuổi, các cơ quan trên phần đầu lần lượt phát triển. Lúc này đã trở thành ong tuổi “thành niên”. Từ 10 ngày đến 16 ngày, các cơ quan chức năng sinh dục và nuôi con dần biến mất và phần bụng phát triển phình ra, bắt đầu tiết ra chất dịch trong tổ ong. Từ 17 đến 19 ngày, ong thợ trở thành công nhân làm mật, phụ trách việc “gia công chế biến” mật hoa thành mật ong. Khi hoàn thành các công việc trong tổ, ngoài 20 ngày tuổi trở ra ong thợ phải bay ra khỏi tổ và cần mẫn tìm mật và phấn hoa. Những chú ong thợ này làm việc không biết mệt mỏi đến khi cánh bị rách rồi rơi xuống mặt đất mà chết hoặc già rồi chết đi. Cho nên ong thợ luôn là một tấm gương cho cuộc đời lao động không ngừng nghỉ.

 

 

Tư vấn về sản phẩm

Quốc Huy

Tổng đài hỗ trợ
0918 93 99 11 - (08) 3931 2132
Facebook Chat