Mật ong rừng là mật ong được lấy từ những tổ ong dã sinh trong rừng, theo hai cách sau:
Cách thứ nhất - hái lượm: người ta tìm kiếm trong các cánh rừng các tổ ong có mật trên cành cây hay trong hốc đá… và hun khói cho ong bay đi để lấy cả tổ xuống, sau đó vắt mật bằng tay.
Về bản chất mật ong rừng hay mật ong nuôi đều giống nhau
Đây là cách mật ong nguyên sơ nhất, mật ong lẫn rất nhiều tạp chất và xác của ấu trùng ong non. Vì là hái lượm nên cứ thấy là lấy, cho dù mật ong vẫn còn non, chứa nhiều nước, nhanh bị lên men chua, gây phình chai, can chứa. Khi mở nút sẽ có hiện tượng bật khí ga.
Cách thứ hai – dụ ong: đây là cách người U Minh Hạ gọi là “gác kèo”. Người ta tạo ra các chạc cây (gọi là kèo) giống như các chạc cây ong thường làm tổ, gác chúng lên cây, tại vị trí gần nguồn hoa, nơi có nhiều ong. Ong sẽ dến làm tổ. Người gác kèo đợi đến khi có mật thì quay lại thu hoạch. Cách này khá hơn cách hái lượm, vì người gác kèo tính toán thời gian quay lại để lấy mật lúc mật đã bớt non. Sau đó, cũng vắt mật thủ công.
Mật ong nuôi là mật ong lấy từ những tổ ong nuôi. Đầu tiên, người nuôi ong làm “nhà” cho ong. Họ đóng các thùng gỗ có nặp đậy bên trên, Bên trong xếp khoảng 6 đến 10 cầu ong bằng khung gỗ. Mỗi khung đều đúc sẵn các lỗ tổ cao khoảng 1/3 so với lỗ tổ hoàn thiện bằng chính sáp ong. Ong sẽ tự tiết sáp tiếp tục xây tổ cho đến khi hoàn thiện.
Gọi là nuôi, nhưng thực chất, người nuôi chỉ quản lý mật còn ong tự nuôi sống chính nó bằng khả năng làm mật hoang dã. Chỉ khi đàn ong đông, mùa hoa hết, người nuôi ong muốn duy trì số quân ong đông để đón mùa hoa sau, họ cho ong ăn đường để dưỡng ong mà không thu mật. Người nuôi ong chỉ thu mật vào mùa hoa và hoàn toàn chủ động về thời điểm thu hoạch, nhờ đó, kiểm soát được chất lượng mật ong.
Đàn ong thường xuyên được di chuyển, Khi cánh rừng này hết hoa, ong sẽ được đưa đến các cánh rừng khác, nơi có nhiều hoa hơn, giúp ong không phải bay xa. Những trại ong thường có hàng trăm đàn, và thường thu hoạch mật cùng lúc bằng cách quay mật. Các cầu ong được cắt miệng lỗ tổ chứa mật, xếp trong thùng quay mật. Khu trục quay, mật trong các lỗ tổ văng ra theo lực ly tâm, chảy xuống đáy thùng, nơi có vòi rót mật vào can chứa. Cách thu hoạch này vệ sinh hơn và rất ít khi bị lẫn các ấu trung ong non. Sau khi quay mật xong, người ta trả lại “nhà” cho đàn ong. Đây là cách lấy mật mà không phá tổ ong.
Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi, hương vị mật ong đặc trưng hoàn toàn giống nhau nếu như có cùng một nguồn mật hoa, bởi vì ong là một loài động vật không thể thuần hóa. Khi sống hoang dã trong rừng hay khi bị kiểm soát, bản chất ong mật của chúng hoàn toàn không thay đổi. Ong luôn sống bầy đàn có phân công và luyên mật bằng các enzim và làm khô mật.
Thật khó có thể nói mật ong nào tốt hơn, vì chất lượng mật ong không chỉ phụ thuộc vào nguồn hoa mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách thức thu hoạch mật ong.
(CÔNG TY CỔ PHẦN HONEYBOY)